Luxurious Design

Kiến Trúc Romanesque – Đỉnh Cao Kiến Trúc Của Nhân Loại

Đăng bởi : Thanh Hải 11/03/2022 982 0
Spread the love

Rate this post
Kiến trúc Romanesque được hình thành từ khá sớm và nó xuất hiện đầu tiên tại các vùng Trung và Tây Âu. Chính vì vậy mà nó sở hữu những nét thiết kế riêng biệt và đặc sắc mà không phải phong cách nào cũng có được. Vậy những đặc trưng của kiến trúc Roman ra sao và nó hình thành và phát triển như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Nội thất Âu Châu sẽ giới thiệu đến bạn đọc chi tiết nhất.

Tìm hiểu chi tiết về Kiến trúc Romanesque

Để hiểu được hết về kiến trúc roman thì bạn đọc cầm tìm hiểu những thông tin quan trọng. Có thể kể đến như: khái niệm, lịch sử hình thành và phát triển, đặc điểm, loại hình kiến trúc,… Cùng khám phá những thông tin trong phần dưới đây:

Kiến trúc Romanesque là như thế nào?

Kiến trúc này còn được gọi với cái tên khác là kiến trúc Roman. Phong cách này xuất hiện lần đầu tiên ở các nước như Pháp, Anh, Ý,… vào khoảng thế kỷ 11. Nó sở hữu những đặc điểm riêng biệt và lối thiết kế đặc trưng không thể nhầm lẫn.

Những chi tiết mái vòm cộng với khối cột trụ là điểm đặc trưng của thiết kế. Tên gọi của kiến trúc này được bắt nguồn từ tiếng La Tinh. Cũng vì vậy bạn có thể thấy nó có những điểm tương đồng với kiến trúc La Mã.

Tìm hiểu về kiến trúc Roman đồ sộ

Tuy nhiên, kiến trúc Roman vẫn còn khá đơn giản so với các công trình kiến trúc La Mã. Cấu trúc của ngôi nhà được hình thành với nhiều khung nặng nề. Mặc dù không có quá nhiều công trình đặc sắc nhưng với phong cách kiến trúc đặc trưng thì mọi người có thể dễ dàng nhận biết. Đây cũng chính là nền móng tạo tiền đề phát triển cho nhiều thiết kế kiến trúc sau này.

Lịch sử hình thành và phát triển của kiến trúc Roman

Vào những năm của thế kỷ thứ V đến thế kỷ thứ IX là giai đoạn mà đế chế La Mã sụp đổ. Một số đất nước Tây Âu và Đông Âu rơi vào nền kinh tế trì trệ. Điều này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến các công trình kiến trúc trong thời điểm này.

Lịch sử hình thành và phát triển của kiến trúc Roman

Đến giai đoạn thế kỷ thứ X trở đi nền kinh tế bắt đầu phục hồi và sự ảnh hưởng của tôn giáo trở nên mạnh mẽ. Vì vậy mà những công trình hậu La Mã cũng bắt đầu được xây dựng nhộn nhịp. Đây cũng chính là bước phát triển của phong cách Kiến trúc Romanesque.

Những kiến trúc này chủ yếu là công trình nhà thờ, lâu đài, tu viện của thời kỳ phong kiến. Sự phát triển mạnh mẽ của kiến trúc này cũng tạo nên những công trình tiêu biểu.

Đặc điểm loại hình kiến trúc Roman tại Việt Nam

Loại hình kiến trúc Roman không quá đa dạng, phần lớn là những công trình nhà thờ hoặc tu viện hoặc những công trình đặc trưng của giai cấp phong kiến:

Đặc điểm kiến trúc roman qua các công trình nhà thờ

Trong kiến trúc nhà thờ thì kiến trúc Romanesque thể hiện ở những mặt bằng chữ nhật tương đối ngắn và ít gian. Hoặc thể hiện ở phần cửa sổ có vành tròn. Trên mặt nhà thường có những màng trang trí bằng phù điêu độc đáo. Tuy nhiên do kỹ thuật xây đá còn hẹn chế nên thời gian đó những ngôi nhà thờ thường có chiều cao dưới 20m.

Đặc điểm kiến trúc roman qua các công trình nhà thờ

Bên cạnh đó, gắn liền với nhà thờ tu viện, nơi ở của các tu sĩ. Vị trí của tu viện thường là nơi tốt nhất trong quy hoạch khu đất. Hệ vòm ban đầu được làm nặng và hơi thô và nặng nề nhưng càng về sau lại càng trở nên thanh thoát hơn.

Đặc điểm Kiến trúc Romanesque qua công trình lâu đài

Vị trí được lựa chọn để xây dựng lâu đài thường được chọn ở nơi hiểm yếu, trên đồi cao, đường vào khó khăn. Và xung quanh lâu đài đều có các bức tường thành cao, tháp canh và các lỗ châu mai.

Các công trình lâu đài xây dựng theo phong cách Roman

Dưới chân tường thành là những hào nước rộng và sâu. Và thông thường sẽ có một cây cầu duy nhất bắc qua hào. Và cây cầu này có thể nâng lên hạ xuống được, chỉ có một cổng duy nhất tại đó để vào thành.

Phần tường của lâu đài thường được xây dựng bằng gạch đá rất dày, nhìn bề ngoài vô cùng nặng nề và thô. Bên trong lâu đài thiết kế theo kiến trúc Romanesque thường được chia thành 2 đến 3 tầng. Tầng dưới sẽ khá tối tăm và dần lên trên sẽ sáng sủa và là cỗ sinh hoạt của vua chúa.

Đặc điểm thông qua các kiến trúc thành quách và dinh thự

Kiến trúc Romanesque ở cấu trúc các tòa thành thời trung cổ có những đặc trưng dưới đây:

  •       Bên ngoài là các tường thành kiên cố, cao và dày được xây dựng bằng các vật liệu như gạch, đá, gỗ…
  •       Mặt trên tường thành được thiết kế kiểu răng cưa để nấp bắn. Tùy vào quy mô của tòa thành mà có thể xây dựng một hay hai lớp tường thành.
  •       Phía ngoài thành có hào sâu để bảo vệ, cửa vào thành là cầu dây xích có thể nâng lên hạ xuống. Nói chung đặc điểm của kiến trúc Roman ở các thành quách đều phục vụ mục đích phòng thủ chiến tranh.
  •       Trên tòa thành được xây dựng các vọng lâu cao để dễ dàng quan sát, và đều có lỗ châu mai.
  •       Phía trong thành có lâu đài hoặc có thể gọi là tháp trung tâm. Tháp này dùng để cố thủ khi có chiến tranh hoặc các cuộc đảo chính diễn ra
  •       Bên cạnh đó, tường thành cần có cửa để thông ra sông hoặc biển, phục vụ cho việc tẩu thoát khi tháp trung tâm bị tấn công

Đặc điểm thông qua các kiến trúc thành quách và dinh thự

Như vậy kiến trúc Roman ở các công trình thành quách chủ yếu phục vụ cho việc phòng thủ mỗi khi có chiến tranh xảy ra.

Kỹ thuật xây dựng loại hình kiến trúc này có khó không?

Bởi đây là kết cấu thô sơ nên kỹ thuật xây dựng các công trình không có quá nhiều đặc sắc. Không quá yêu cầu cao về tay nghề của thợ xây dựng. Kỹ thuật xây tường thường xây cuốn có sống. Bên cạnh đó, cột trụ được xây dựng giúp gia cố để công trình được chắc chắn hơn.

Kỹ thuật xây dựng loại hình kiến trúc này có khó không?

Vật liệu xây dựng của kiến trúc này cũng khá đơn giản, đều là các vật liệu dễ tìm kiếm và phổ biến. Chiều cao các công trình cũng bị bạn chế, tối đa chỉ đến 20m.

Bên trên là toàn bộ những thông tin về mẫu kiến trúc Romanesque bạn cần biết để hiểu hơn về kiến trúc này. Vậy sự khác biệt giữa kiến trúc Roman và kiến trúc Gothic là như thế nào, cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé!

So sánh kiến trúc Roman và Gothic khác nhau như thế nào?

Nhiều người vẫn thắc mắc sự khác nhau giữa kiến trúc Roman và Kiến trúc Gothic là gì. Dưới đây, Nội thất Âu Châu sẽ chỉ ra một số điểm khác nhau giữa 2 dự án này giúp bạn đọc hiểu hơn:

  •       Kiến trúc Gothic được bắt nguồn từ giữa thế kỷ XII. Mặt khác, kiến trúc Romanesque được bắt nguồn từ thế kỷ thứ IX đến thế kỷ thứ XII.
  •       Kiến trúc Gothic chủ yếu được dùng để xây dựng các nhà thờ để chúng trông lộng lẫy và nguy nga hơn. Mặt khác, kiến trúc Roman bị ảnh hưởng nhiều bởi phong cách La Mã và Byzantine.
  •       Các tòa nhà kiến trúc Gothic có mái vòm nhọn. Còn các tòa nhà kiến trúc theo phong cách Romanesque có những mái vòm tròn.
  •       Các tòa nhà kiến trúc Gothic có cấu trúc khung xương mảnh mai. Các tòa nhà theo kiến trúc Roman có phần khung nặng nề.
  •       Kiến trúc Gothic có cửa sổ lớn và nhiều kính màu nên nội thất bên trong trở nên thoáng và sáng hơn. Mặt khác, kiến trúc Roman có cửa sổ nhỏ và ít kính màu hơn, dẫn đến bên trong khá tối.

Sự khác nhau của kiến trúc Roman và Gothic

Đó là những điểm khác nhau giữa kiến trúc Gothic và kiến trúc Roman. Vì nhiều người nhầm lẫn 2 kiến trúc này với nhau bởi chúng có khá nhiều điểm tương đồng. Qua đây bạn đọc có thể hiểu hơn về 2 loại hình này và phân biệt dễ dàng hơn.

Một số công trình Kiến trúc Romanesque tại Việt Nam

Như đã biết, loại hình kiến trúc này nổi bật nhất với những công trình nhà thờ, tu viện, dinh thự,… Tại Việt Nam cũng có một số công trình được xây dựng theo lỗi kiến trúc Roman này như:

Công trình Nhà thờ Đức Bà tại TP. Hồ Chí Minh

Trải qua hàng trăm năm với nhiều thăng trầm lịch sử. Công trình nhà thờ Đức Bà vẫn tồn tại uy nghi, lộng lẫy, tráng lệ. Đây được coi là một tuyệt tác kiến trúc của Thành phố Hồ Chí Minh.

Công trình Nhà thờ Đức Bà tại TP. Hồ Chí Minh

Nhà thờ Đức Bà có rất nhiều điểm tinh tế trong kiến trúc. Từ những mảng tường, cửa kính, chuông tới tượng Đức Mẹ… Mọi đường nét, chỉ phào và hoa văn đều tuân thủ theo kiến trúc Romanesque và Gothic. Toát lên vẻ đẹp tôn nghiêm và trang nhã khi nhìn vào công trình.

Toàn bộ công trình được xây dựng bằng xi măng, sắt thép đến ốc vít đều mang từ Pháp sang. Bên ngoài nhà thờ Đức Bà xây bằng loại gạch đặt làm tại Marseille để trần, không tô trát. Vậy nên đến nay công trình vẫn còn màu sắc hồng tươi, không bám bụi rêu.

Kiến trúc của nhà thờ Tân Định

Kiến trúc nhà thờ Tân Định được khánh thành vào năm 1876. Tổng thể nhà thờ được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic. Tuy nhiên, các chi tiết trang trí lại mang đặc điểm của kiến trúc Romanesque và Baroque. Nhà thờ Tân Định được đánh giá là một trong những kiến trúc nhà thờ đẹp nhất Việt Nam.

Kiến trúc của nhà thờ Tân Định

Công trình nhà thờ gỗ Kon Tum

Nhà thờ là một công trình kiến trúc khép kín gồm: giáo đường, nhà tiếp khách, nhà trưng bày các sản phẩm dân tộc và tôn giáo,… Là phong cách kiến trúc đặc trưng của Châu Âu gắn liền với lịch sử của Tây Âu.  Kiến trúc Romanesque có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới sang cả Châu Á và nhiều châu lục khác.

Công trình nhà thờ gỗ Kon Tum

Và công trình nhà thờ gỗ Kon Tum là một trong số các công trình sở hữu phong cách kiến trúc Roman. Sở hữu vẻ đẹp hoang sơ nhưng vẫn đầy linh thiêng.

Như vậy, qua bài viết trên Nội thất Âu Châu đã gửi đến bạn những thông tin chi tiết về kiến trúc Romanesque. Mong rằng bạn đọc sẽ có thêm cho mình những kiến thức bổ ích. Nếu có nhu cầu thiết kế và thi công nhà ở, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ tận tình nhất.

>> Xem thêm: MẪU KIẾN TRÚC HIỆN ĐẠI AI CŨNG NÊN NGẮM NHÌN 1 LẦN TRONG ĐỜI

Tác giả:

Kết nối: