Khi bạn sở hữu một không gian sống chật hẹp, một chiến lược thông minh để tận dụng tối đa không gian là sử dụng khu vực dưới cầu thang. Dưới đây là một loạt các
thiết kế nhà bếp dưới cầu thang để tối đa hóa không gian trong ngôi nhà của bạn.
Bếp đặt dưới cầu thang được không?
“ Tại sao không?” Sử dụng không gian dưới cầu thang để thiết kế khu vực nấu ăn sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho bạn đấy.
- Tiết kiệm không gian: Với những ngôi nhà nhỏ có diện tích quá eo hẹp, bạn sẽ muốn tận dụng mọi không gian trống trong ngôi nhà của mình. Và thiết kế bếp dưới cầu thang sẽ là giải pháp tuyệt vời giúp mang tới một không gian sống tiện nghi hơn trong ngôi nhà chật hẹp của bạn.
Thiết kế không gian nấu ăn dưới cầu thang
- Tăng tính gọn gàng cho không gian: Khi có một thiết kế hợp lý, căn bếp dưới cầu thang có thể giúp không gian ngôi nhà trở nên ngăn nắp, gọn gàng, thoáng mát hơn.
- Khắc phục khuyết điểm trong không gian: Không gian dưới gầm cầu thang được coi vốn là không gian chết rất ít được sử dụng. Với nhiều gia đình, gầm cầu thang được dùng làm nơi chứa đồ vô cùng lộn xộn. Vì vậy, thiết kế bếp tại khu vực này không chỉ giúp bạn tiết kiệm được không gian mà còn khắc phục khoảng góc chết này.
Một số mẫu bếp dưới cầu thang tiết kiệm không gian
Tùy thuộc vào không gian, nhà bếp có thể được thiết kế như một bức tường tủ đơn với tất cả các thiết bị vừa vặn. Nếu có thêm không gian, bạn có thể thêm một hòn đảo ngang. Hoặc bạn có thể sử dụng một đảo bếp di động để di chuyển tạo khoảng trống khi không sử dụng.
Có rất nhiều cách để thiết kế một không gian nấu nướng đẹp bên dưới cầu thang của bạn. Và để giúp bạn có thêm ý tưởng, chúng tôi đã tổng hợp rất nhiều ví dụ về cách bố trí bếp cho ngôi nhà của bạn.
Thiết kế không gian nấu nướng dưới cầu thang
Thiết kế không gian nấu ăn tiện lợi dưới cầu thang
Thiết kế phòng nấu ăn dưới gầm cầu thang
Không gian nấu nướng dưới gầm cầu thang đẹp, tiện nghi
Tận dụng tối đa gầm cầu thang làm chỗ nấu ăn cho gia đình
Căn bếp hiện đại thiết kế dưới cầu thang
Mẫu thiết kế khu vực nấp ăn dưới gầm cầu thang đẹp
Mẫu thiết kế khu vực nấu ăn dưới cầu thang trong nhà
Không gian nấu ăn đẹp dưới gầm cầu thang
Thiết kế khu vực nấu ăn dưới cầu thang phòng khách
Thiết kế phòng bếp cho nhà nhỏ
>> Xem thêm >> 25 mẫu thiết kế phòng bếp nhà ống đẹp bạn nên tham khảo ngay
Cách bố trí bếp dưới cầu thang
Để thiết kế bếp ở dưới cầu thang, bạn sẽ cần tính toán kỹ lượng một số yếu tố sau:
- Kích thước tủ bếp: Điều đầu tiên bạn cần làm là đo đạc chính xác các kích thước của gầm cầu thang để lựa chọn mẫu thiết kế nội thất phù hợp nhất. Tránh việc lựa chọn nội thất quá lớn hoặc quá bé khiến công trình mất sự cân đối.
- Chọn màu sắc chủ đạo: Khi thiết kế khu nấu ăn dưới cầu thang, bạn nên lựa chọn những màu sắc đồng bộ với màu tường của ngôi nhà. Ốp thêm gạch trên tường, trên tủ bếp để tránh bẩn tường sơn khi nấu ăn. Đồng thời lắp đặt hệ thống hút mùi để làm sạch bầu không khí sau khi nấu ăn xong.
- Thiết kế ánh sáng cho bếp: Gầm cầu thang thường ít ánh sáng. Do đó, hãy trang bị cho khu vực này hệ thống ánh sáng với những bóng đèn led để việc nấu nướng dễ dàng hơn. Ngoài ra, nếu có thể, hãy thiết kế giếng trời khu vực cầu thang để lấy ánh sáng tự nhiên.
- Bố trí bàn ăn ở vị trí phù hợp: Bàn ăn có thể đặt song song với bếp. Tuy nhiên, hãy đảm bảo khoảng cách giữa bếp và bàn ăn đủ rộng bạn có thể đi lại. Ngoài ra, trong không gian nhỏ này, bạn có thể sử dụng những mẫu bàn ăn nhỏ, đơn giản hoặc thiết kế thông minh để tiết kiệm diện tích.
Lưu ý khi bố trí bàn ăn cạnh bếp dưới cầu thang
Lưu ý về phong thủy khi đặt nhà bếp
- Bếp chính đặt ở hướng Nam là tốt nhất. Tủ lạnh trong bếp đặt hướng Bắc là tốt nhất. Như vậy, gia đình sẽ ngày một thịnh vượng.
- Bếp không được đối diện thẳng với cửa ra vào: “Ba điểm quan trọng của nhà dương trạch” chỉ ra: “Mở cửa thấy bếp lò, tiền tài tiêu hao.” Điều này sẽ gây tổn hại đến sức khỏe của gia chủ, khó tụ tài.
- Bàn ăn trong bếp không được đối diện trực tiếp với cửa, nếu thật sự không thể tránh khỏi có thể dùng bình phong để tránh tầm nhìn quá trong suốt.
- Bếp trong nhà bếp không được đối diện với tủ lạnh và bồn rửa: Tủ lạnh tượng trưng cho nơi cất giữ và tụ tài, có tính thủy, kỵ nhất là lửa, dễ gây hại cho sức khỏe các thành viên trong gia đình. Vòi nước và bồn rửa có tính thủy khắc hỏa của bếp nên không được bố trí thẳng hàng với lửa bếp.
Lưu ý phong thủy khi bố trí bếp
Công ty thiết kế thi công nội thất uy tín hàng đầu
Trên đây là một số thiết kế bếp dưới cầu thang hợp phong thủy. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì về vấn đề này, đừng ngại hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kịp thời và chính xác nhất.
Công ty Cổ phần xây dựng và Nội thất Âu Châu với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động. Sở hữu đội ngũ Kiến trúc sư giỏi, dày dạn kinh nghiệm. Cùng nhà máy sản xuất nội thất gỗ hiện đại quy mô hơn 7000m2. Chúng tôi cam kết sẽ tư vấn các giải pháp thiết kế phù hợp với từng khách hàng. Đảm bảo mang lại không gian sống đẹp tinh tế, sang trọng, đẳng cấp và quyền quý cho khách hàng.
Thông tin liên hệ
Công ty Cổ phần xây dựng và nội thất Âu Châu
Office: Tòa nhà Asuva – Số 9A, Đường Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội
Nhà máy: KCN Quất Động – Thường Tín – Hà Nội
Hotline: 0931.921.921
Phone: 091.336.0056
Email: cskh.luxurious@gmail.com
Web: https://noithatauchau.vn/
> Xem thêm >> 20 mẫu thiết kế nhà bếp nhỏ gọn và tiện nghi từ các chuyên gia