__
Hotline: 0931.921.921
Cam kết tư vấn miễn phí
- Tối ưu hoá không gian sử dụng
- Tiết kiệm chi phí và thời gian
- Không gian đẹp
- Bảo hành 5 năm – Bảo trì vĩnh viễn
- Hoàn tiền nếu không đúng mẫu
Thờ cúng tổ tiên là nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt Nam. Do đó, mỗi gia đình sẽ dành một khoảng không gian trong nhà để thiết kế phòng thờ. Nhằm để tỏ lòng thành kính, hiếu đạo với ông bà tổ tiên. Trong bài viết này, Nội thất Âu Châu sẽ mang đến cho bạn những ý tưởng thiết kế phòng khách kết hợp phòng thờ nhà ống đẹp, linh thiêng và chuẩn phong thủy nhất.
Table of Contents
Trong thiết kế nội thất nhà ống, phòng thờ thường sẽ được đặt tại tầng trên cùng của ngôi nhà để đảm bảo sự yên tĩnh, trang nghiêm và phù hợp phong thủy. Tuy nhiên, có nhiều gia chủ lại lựa chọn thiết kế phòng thờ ngay trong không gian phòng khách để tiết kiệm không gian cũng như tiện lợi hơn khi thờ cúng.
Đối với cách thiết kế phòng khách kết hợp với phòng thờ trong nhà ống. Chúng ta có thể bố trí theo hai cách sau đây:
Sử dụng bàn thờ treo tường là lựa chọn hoàn hảo dành cho những ngôi nhà ống có diện tích phòng khách khiêm tốn. Với thiết kế nhỏ gọn. Lại được treo cao trên các bức tường, bàn thờ dạng treo rất tiện lợi và tiết kiệm không gian. Hơn nữa, việc treo bàn thờ trên cao cũng mang lại sự yên tĩnh và giữ được tính trang nghiêm cho nơi thờ cúng.
Bàn thờ treo tường có nhiều thiết kế, mẫu mã và kích thước đa dạng khác nhau. Từ những thiết kế kiểu cổ điển truyền thống với nhiều chi tiết chạm khắc tinh tế. Đến các mẫu bàn thờ được thiết kế tinh giản, với các đường nét gọn gàng phù hợp cho những phòng khách hiện đại. Điều đó giúp gia chủ có nhiều sự lựa chọn phù hợp cho ngôi nhà của mình.
Mặc dù những mẫu bàn thờ treo tường phòng khách thường có kích thước nhỏ gọn. Nhưng gia chủ hoàn toàn có thể yên tâm có đủ không gian để bày trí những đồ lễ cơ bản.
Một điều cần lưu ý khi lắp đặt bàn thờ treo trong không gian phòng khách nhà ống chính là độ cao của bàn thờ. Nhằm đảm bảo yếu tố phong thủy cũng như không gây ảnh hưởng đến việc đi lại, bày trí đồ lễ hay dọn dẹp bàn thờ. Khoảng cách độ cao của bàn thờ dạng treo nên được đặt cao trên 150cm.
Trong đó, chiều cao đặt bàn thờ chuẩn theo thước Lỗ Ban. Gia chủ có thể tham khảo một số kích thước sau:
Chú ý: Các kích thước này được tính từ mặt sàn hoàn thiện sau cùng (sàn gạch hoặc sàn gỗ) lên đến mặt đáy bát hương.
Ngoài ra, vị trí đặt bàn thờ treo tường cũng nên cách trần tối thiểu là 40-45cm (tính từ mặt bát hương) để khi thắp hương không bị vướng. Và để tránh cho khói hương làm hỏng trần. Gia chủ có thể lắp đặt thêm tấm chống ám khói để bảo vệ trần cũng như tăng tính thẩm mỹ.
Các mẫu bàn thờ dạng đứng thường trang nghiêm và lịch sự hơn. Do đó, với những phòng khách nhà ống có diện tích sàn rộng rãi, gia chủ nên bố trí một mẫu bàn thờ dạng đứng.
Trong cách thiết kế này, bàn thờ thường được kê sát tường để không chiếm quá nhiều diện tích. Đảm bảo việc sinh hoạt trong phòng khách không bị ảnh hưởng. Đồng thời theo phong thủy, việc đặt tủ thờ sát tường cũng làm cho bàn thờ có chỗ “dựa lưng” vững chãi. Mang lại sự chắc chắn và ổn định cho gia chủ.
Chiều cao chuẩn của tủ chuẩn theo kích thước lỗ ban là 117cm, 127cm. Chiều cao này không quá thấp cũng không quá cao. Vừa đủ giữ sự tôn nghiêm cho không gian thờ cúng vừa thuận tiện cho việc bày đồ lễ, thắp hương, lau chùi quét dọn tủ thờ. Còn về chiều rộng của tủ thờ, thì tùy vào diện tích của căn phòng mà gia đình có thể lựa chọn chiều rộng và chiều sâu phù hợp để hài hòa với không gian.
Không gian thờ cúng là nơi linh thiêng, tuy nhiên trong phòng khách đôi khi lại quá ồn ào và tấp nập. Do đó, để đảm bảo sự nghiêm trang và yên tĩnh. Gia chủ có thể lắp đặt vách ngăn gỗ quanh khu vực bàn thờ để tạo sự tách biệt giữa hai không gian.
Tuy nhiên, nếu lắp đặt vách ngăn cho bàn thờ trong phòng khách nhà ống, gia chủ nên chọn làm kịch trần, để đảm bảo sự riêng tư nhất. Màu sắc của vách ngăn cũng nên đồng bộ với nội thất phòng khách. Nhằm tạo sự thống nhất và tăng tính thẩm mỹ cho không gian.
>> Xem thêm >> Tổng hợp 20+ mẫu nhà có phòng thờ đẹp đáng tham khảo nhất
Ông bà ta có câu “ có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Do đó, khi thiết kế phòng thờ trong không gian phòng khách của nhà ống. Ta cần chú ý đến nhiều yếu tố, để đảm bảo phong thủy cho ngôi nhà. Và dưới đây sẽ là một số lưu ý mà gia chủ nên tuân thủ khi thiết kế nội thất phòng khách kết hợp phòng thờ trong nhà ống.
Điều đầu tiên khi bố trí phòng thờ mà ta cần chú ý đến. Đó chính là phương hướng đặt bàn thờ. Theo nguyên tắc phòng thủy, bàn thờ cần phải “tọa cát hướng cát”. Tức là nằm ở vị trí tốt và nhìn ra hướng tốt dựa theo tuổi của gia chủ.
Chẳng hạn như với gia chủ thuộc Đông tứ mệnh, thì bàn thờ nên đặt theo các hướng thuộc Đông tứ trạch như hướng Bắc, Nam, Đông Nam hay Đông. Còn với gia chủ thuộc Tây tứ mệnh, bàn thờ nên đặt theo các hướng thuộc Tây tứ trạch như hướng Tây Bắc, Tây Nam, Tây hay Đông Bắc.
Một số kiêng kị khác mà gia chủ nên biết và tránh khi thiết kế nội thất phòng khách có bàn thờ. Hãy tham khảo những lưu ý ấy dưới đây:
Người xưa cho rằng, việc đặt hướng bàn thờ ngược với hướng nhà là điều tối kỵ. Có thể dẫn đến việc gia đình không hòa thuận, ảnh hưởng đến đường con cháu.
Theo phong thủy, việc đặt bàn thờ nhìn thẳng cửa ra vào hoặc đường cái có thể ảnh hưởng đến vận thế và sức khỏe của cả gia đình. Vì vậy, hãy hóa giải bằng cách đặt tấm bình phong để che chắn.
Không đặt bàn thờ đối diện cửa nhà vệ sinh, dựa vào tường, ngay bên cạnh hoặc bên dưới nhà vệ sinh. Bởi nhà vệ sinh được coi là nơi ô uế. Nếu đặt bàn thờ sát phòng vệ sinh sẽ phạm vào tội không tôn trọng thần linh cũng như ông bà tổ tiên. Dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.
Còn nếu đặt bàn thờ bên cạnh hoặc dựa vào bếp, sẽ tạo ra hỏa sát rất nặng. Trong phòng thủy là cực xấu, sẽ làm ảnh hưởng đến phong thủy của gia đình, khiến vận thế của gia đình không ổn định hoặc giảm sút.
Xà ngang, theo quan niệm phong thủy thì đây là nơi sản sinh ra sát khí áp lực. Nếu đặt bàn thờ dưới xà ngang sẽ giống như tạo một áp lực nên trên đầu tổ tiên. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần và sức khỏe của cả gia đình.
Bàn thờ nên được đặt tại nơi thông thoáng và sạch sẽ. Tuy nhiên, không nên để nắng và gió chiếu trực tiếp vào bàn thờ. Bởi theo quan niệm, nắng mang dương khí sẽ làm áp đảo âm khí, gây mất cân bằng âm dương. Khiến cho các thành viên trong gia đình luôn lo lắng, bất an, công việc không được thuận lợi,…
Cửa ra vào là nơi dòng khí lưu thông. Do đó, đây cũng là nơi đón nhận nhiều sát khí từ bên ngoài đi vào. Không hợp với phong thủy. Ngoài ra, đặt bàn thờ cạnh lối đi lại dễ gây ồn ào. Làm mất đi sự thanh tịnh, trang nghiêm của nơi thờ cúng.
Bàn thờ nên đặt sát tường để có chỗ dựa vững chắc. Tuy nhiên, bài vị tổ tiên tốt nhất không đặt dựa vào sát tường. Sẽ ảnh hưởng đến tiền đồ, vận mệnh cả đời của con cháu. Ngược lại với bài vị của tượng Thần Phật thì nên đặt sát tường mới tốt.
Chiều cao của bàn thờ cần phải cao hơn đầu người để thể hiện sự tôn trọng. Không được để bàn thờ thấp hơn đầu người, vì như vậy khi thắp hương, mọi người sẽ nhìn từ trên xuống. Điều này làm mất đi sự tôn kính đối với ông bà gia tiên.
Ngoài ra, phải luôn chú ý duy trì ánh sáng phù hợp trên bàn thờ. Trên khu vực bàn thờ, chủ nhà không nên thắp đèn quá sáng. Thay vào đó, hãy sử dụng ánh sáng vàng nhẹ, để tạo cảm giác ấm áp, yên tĩnh và trang nghiêm.
Trên đây là một số ý tưởng cũng như lưu ý về phong thủy khi thiết kế phòng khách kết hợp với phòng thờ nhà ống. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho quý vị độc giả.
Công ty cổ phần xây dựng và nội thất Âu Châu là đơn vị chuyên thiết kế, thi công nội thất trọn gói, uy tín cho nhiều dự án như: chung cư, nhà ống, biệt thự, khách sạn,…. Nếu bạn có nhu cầu thiết kế nội thất cho ngôi nhà của mình, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp.
Thông tin liên hệ
Công ty Cổ phần xây dựng và nội thất Âu Châu
Office: Tòa nhà Asuva – Số 9A, Đường Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội
Nhà máy: KCN Quất Động – Thường Tín – Hà Nội
Hotline: 0931.921.921 – 091.336.0056
Email: cskh.luxurious@gmail.com
>> Xem thêm >> 25 mẫu Phòng thờ kết hợp phòng đọc sách đẹp ấn tượng và hợp phong thủy