__
Hotline: 0931.921.921
Cam kết tư vấn miễn phí
- Tối ưu hoá không gian sử dụng
- Tiết kiệm chi phí và thời gian
- Không gian đẹp
- Bảo hành 5 năm – Bảo trì vĩnh viễn
- Hoàn tiền nếu không đúng mẫu
Ngày nay trong thiết kế xây dựng và thi công công trình thì “thước lỗ ban” chính là một vật dụng đo đạc không thể thiếu. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết thước lỗ ban là gì? công dụng và ý nghĩa của loại thước này là gì? Cách tra cứu ra sao? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về loại thước này. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Table of Contents
Thước Lỗ ban là một dụng cụ đo đạc được sử dụng phổ biến trong xây dựng (Dương Trạch – nhà cửa, Âm Trạch – mộ phần), tương tự như thước cong được các thợ thủ công ngày nay.
Tên của loại thước này được lấy theo tên của người phát minh là “Lỗ Ban”. Theo ghi chép lịch sử Trung Quốc, ông là người nước Lỗ. Sống vào cuối thời Xuân Thu đến đầu thời Chiến Quốc. Với các đóng góp của mình, ông được mọi người tôn vinh là ông tổ của nghề mộc và nghề xây dựng.
Đây là một công cụ đặc biệt dùng để đo đạc, cắt vật liệu và lựa chọn tính tốt và xấu khi xây dựng các công trình hay chế tạo đồ dùng. Ban đầu nó là một loại thước chế biến gỗ, sau này được giới Phong Thủy thêm vào để đo độ tốt hay xấu của ngôi nhà.
Khi mở cuộn dây thước Lỗ Ban, ta có thể thấy trên mặt thước được chia thành 4 hàng. Trong đó:
Bởi thước đo Lỗ Ban được chia làm 2 hàng. Nên khi đo, một số vị trí sẽ rơi vào hàng trên tốt nhưng hàng dưới lại xấu và ngược lại. Do đó, khi đo đạc bất cứ điều gì, người dùng thì cần chú ý tới hai hàng trên – dưới. Từ đó có thể lựa chọn được kích thước có ý nghĩa tốt nhất.
Thước Lỗ Ban phổ biến hiện nay gồm 3 loại là thước 52,3cm; thước lỗ ban 42,9cm và thước 38,8cm. Mỗi loại thước sẽ được sử dụng cho một mục đích khác nhau.
Thước lỗ ban 52,2cm là loại thước dùng cho Dương Trạch để đo các khoảng không thông thủy nhà ở như: cửa đi, cửa sổ, chiều cao tầng, giếng trời,…
Trên loại thước này được chia thành 8 cung lớn tính theo chiều từ trái sang phải gồm: Quý nhân, hiểm họa, thiên tai, thiên tài, nhân lộc, cô độc, thiên tặc, tể tướng. Mỗi cung này dài 6.5cm và trong mỗi cung lớn lại được chia thành 5 cung nhỏ khác. Mỗi cung nhỏ này sẽ dài là 1.3cm.
Cung này còn được gọi là NHẤT TÀI MỘC CUỘC, trong cung lớn gồm có năm cung nhỏ là: Quyền lộc – Trung tín – Tác quan – Phát đạt – Thông minh.
Ý nghĩa của cung này là giúp gia chủ làm ăn phát đạt, bạn bè trung thành, con cái thông minh hiếu thảo.
Cung này còn có tên là NHỊ BÌNH THỔ CUỘC. Trong cung hiểm họa sẽ gồm có năm cung nhỏ là: Tán thành – Thời nhơn – Thất hiếu – Tai họa – Trường bệnh.
Nếu gặp phải cung này, gia chủ sẽ gặp nhiều điều xấu như: sẽ bị tán tài lộc, trôi dạt tha phương, cuộc sống túng thiếu, gia đạo có người đau ốm, con cái dâm ô hư thân mất nết, bất trung bất hiếu.
Thiên tai còn gọi là TAM LY THỔ CUỘC. Trong cung này gồm có năm cung nhỏ là: Hoàn tử – Quan tài – Thân bệnh – Thất tài – Cô quả.
Làm nhà hay làm cửa mà gặp cung này gia đình hay ốm đau nặng, có thể gặp chết chóc, mất của. Tình cảm vợ chồng sống bất hoà, con cái gặp nạn.
Cung này còn có tên là TỨ NGHĨA THỦY CUỘC. Gồm các cung nhỏ như: Thi thơ – Văn học – Thanh quý – Tác lộc – Thiên lộc.
Khi làm nhà cửa mà gặp cung này thì chủ nhà sẽ luôn may mắn về tài lộc, năng tài đắc lợi, con cái được nhờ vả, hiếu thảo, gia đạo an vui.
Còn có tên là NHƠN LỘC, NHÂN LỘC hay NGŨ QUAN KIM CUỘC. Cung này chứa 5 cung nhỏ là: Tử tôn – Phú quý – Tấn bửu – Thập thiện – Văn chương.
Cung này giúp gia chủ luôn sung túc, phúc lộc, nghề nghiệp luôn phát triển, năng tài đắc lợi, con cái thông minh, hiếu học, gia đạo yên vui.
CÔ ĐỘC còn có tên LỤC CƯỚC HỎA CUỘC. Gồm có năm cung nhỏ là: Bạc nghịch – Vô vọng – Ly tán – Tửu thực (Tửu thục) – Dâm dục. Cửa nhà gặp cung này, gia chủ hao người, hao của, biệt ly, con cái ngỗ nghịch, tửu sắc vô độ đến chết.
Cung thiên tặc còn được gọi là THẤT TAI HỎA CUỘC. Trong cung này gồm các cung nhỏ hơn như: Phòng bệnh – Chiêu ôn – Ôn tai – Ngục tù – Quan tài.
Nếu bạn gặp phải cung này khi làm nhà cửa, hãy coi chừng bệnh đến bất ngờ, hay bị tai bay vạ gió, kiện tụng, tù ngục và chết chóc.
TỂ TƯỚNG hay BÁC BỜI THỔ CUỘC. Gồm có năm cung nhỏ là: Đại tài – Thi thơ – Hoạnh tài – Hiếu tử – Quý nhân.
Làm nhà mà gặp cung tể tướng, gia chủ sẽ hanh thông mọi mặt, con cái tấn tài danh, sinh con quý tử, gia đình luôn có may mắn bất ngờ.
Thước lỗ ban 42,9 cm cũng là thước Dương Trạch dùng để đo khoảng đặc trong xây dựng như bệ bếp, đồ dùng nội thất bàn ghế, tủ quần áo,..
Loại thước này cũng được chia thành 8 cung lớn theo thứ tự từ trái sang phải. Tên gọi của các cung này là: Tài, bệnh, ly, nghĩa, quan, nạn, hại, mạng. Trong đó, mỗi cung lớn sẽ dài 52,625mm và trong cung lớn sẽ chia thành 4 cung nhỏ. Mỗi cung nhỏ sẽ có kích thước là 13,4mm.
Thước Lỗ Ban 38,8 cm được dùng cho Âm Trạch như mộ phần, miếu quách, bàn thờ,… Trong đó, loại thước này được chia thành 10 cung lớn. Mỗi cung lớn có chiều dài 39mm và trong mỗi cung lớn lại chia thành 4 cung nhỏ. Kích thước các cung nhỏ sẽ là 9,75mm.
Cung này với ý nghĩa là Con trai. Trong cung này gồm 4 cung nhỏ là: Phúc tinh (gia tăng phúc đức, luôn gặp may mắn và có người giúp đỡ khi khó khăn – Cấp đệ (Thi cử đỗ đạt) – Tài vượng ( Tiền của đến) – Đăng khoa (đỗ đạt).
Trong đó gồm 4 cung nhỏ là: Khẩu thiệt (Mang họa vì lời nói) – Lâm bệnh ( Bị mắc bệnh) – Tử tuyệt (Đoạn tuyệt con cháu ) – Họa chí (Tai họa bất ngờ).
Cung vượng với ý nghĩa thịnh vượng, gồm 4 cung nhỏ là: Thiên đức (hưởng lộc của trời) – Hỷ sự (gặp nhiều chuyện vui) – Tiến bảo (Tiền của đến nhà) – Nạp Phúc (Phúc lộc dồi dào).
Đây là cung xấu cần tránh. Trong cung này gồm 4 cung nhỏ khác: Thất thoát (Mất của) – Quan quỷ (vướng vào Tranh chấp, kiện tụng) – Kiếp tài (Bị cướp của) – Vô tự (Không có con nối dõi).
Đây là một cung tốt, trong cung này gồm 4 cung nhỏ là: Đại cát (may mắn, cát lành) – Tài vượng (Tiền của nhiều) – Lợi ích ( gặp nhiều lợi ích và thuận lợi trong cuộc sống) -– Thiên khố (Kho báu trời cho).
Cung này gồm 4 cung nhỏ là: Phú quý (Giàu có) – Tiến bảo (Được của quý) – Tài lộc (Tiền của nhiều) – Thuận khoa (Thi cữ đỗ đạt)
Tring cung tử gồm 4 cung nhỏ là: Ly hương (Xa quê hương) – Tử biệt (Có người mất) – Thoát đinh (Con trai mất) – Thất tài (tiền của mất).
Cung Hưng là một cung tốt với nghĩa hưng thịch. Trong cung này gồm 4 cung nhỏ là: Đăng khoa (Thi cử đỗ đạt) – Quý tử (có con ngoan hiền, có tài đức) – Thêm đinh (Có thêm con trai) – Hưng vượng ( Giàu có)
Cung này gồm 4 cung nhỏ: Cô quả (Cô đơn) – Lao chấp (Bị tù đày) – Công sự (Dính dáng tới chính quyền) – Thoát tài (Mất tiền mất của).
Đây là một cung tốt. Trong đó gồm các cung nhỏ: Nghênh phúc (Phúc đến) – Lục hợp ( 6 điều tốt ) – Tiến bảo (Tiền của đến) – Tài đức (Có tiền và có đức)
Kết luận: Dựa vào ý nghĩa các cung trên đây, mọi người khi đo đạc nhà cửa, hãy lựa chọn những cung tốt và tránh những cung xấu để mang đến nhiều phúc khí và tài lộc cho gia đình.
Thời xa xưa, người ta tin rằng cánh cổng được xác định bởi kích thước tốt lành của thước lỗ ban sẽ mang may mắn, thịnh vượng và tài lộc đến cho gia đình. Chính vì vậy, mỗi khi làm cổng hay cửa nhà, mọi người sẽ sử dụng thước lỗ ban để đo kích thước chuẩn nhất.
Như đã nói ở trên, thước lỗ ban dùng để đo cửa cổng là loại thước 52,2cm. Dựa vào các cung trên thước, ta có thể đo được kích thước tốt lành cho cửa chính hay cổng nhà của mình.
Kích thước cổng nhà theo lỗ ban đẹp nhất cho loại cửa 1 cánh là 81cm x 212cm. Tuy nhiên, tùy theo độ dày khuôn cửa mà kích thước này có thể thay đổi.
Ví dụ, với khuôn cửa dày 4.5. Ta sẽ có chiều rộng cửa = 81 + 4.5 bên trái + 4.5 bên phải = 90cm. Còn chiều cao cửa = 212 + 4.5 bên trên = 216.5cm
Cửa 2 cánh lệnh hay cửa mẹ con là loại cửa với một bên to và một bên nhỏ. Kích thước đẹp cho loại cửa này là (rộng x cao):109cm x 212cm. Với kích thước bề rộng chia 2 cánh tương ứng là 69cm + 40cm
Hoặc rộng: 126cm x cao: 212cm (khoảng xê dịch bề rộng là 125cm đến 128.5cm). Với kích thước bề rộng chia 2 cánh tương ứng là 81cm + 45cm.
Ngoài ra, cũng giống như kích thước cửa 1 cánh. Tùy theo độ dày khuôn cửa mà kích thước này có thể thay đổi.
Ví dụ, với khuôn cửa dày 4.5. Ta sẽ có chiều rộng cửa = 109 + 4.5 bên trái + 4.5 bên phải = 118cm. Còn chiều cao cửa = 212 + 4.5 bên trên = 216.5cm
Cửa 2 cánh cân bằng thường được dùng cho ngôi nhà có thiết kế cân. Kích thước phổ biến cho loại cửa này (chiều rộng x chiều cao) là: 109 x 212cm; 126 x 212cm; 153 x 212cm và 176 x 212cm.
Loại cửa này thường được sử dụng cho những mẫu nhà có thiết kế mặt tiền nhỏ. Kích thước tương ứng cho loại cửa này là: 176 x 212 hoặc 211 x 212 (rộng x cao).
Cũng giống như cửa 1 cánh hay 2 cánh. Tùy vào độ dày khuôn cửa mà ta sẽ có cánh tính kích thước tương ứng.
Kích thước chuẩn phong thủy cho hệ cửa 4 cánh cân bằng gồm: 236 x 212cm; 255 x 212cm; 262 x 212cm; 282 x 212cm; 341 x 212cm và 360 x 212cm.
Kích thước chuẩn của kệ bếp được tính dựa trên cơ sở nhân trắc học và dựa trên thước 42,9cm. Trong đó, kích thước thước chuẩn của bếp sẽ là:
Trong gia công làm bàn thờ, người thợ thường dùng loại thước 38,8cm để đo kích thước chuẩn phong thủy cho sản phẩm. Trong đó:
>> Xem thêm >> Kích thước bàn thờ chuẩn mang tài lộc cho gia đình
Trên đây là một số thông tin về thước lỗ ban cũng như cách tra cứu và sử dụng trong xây dựng, gia công nội thất. Mong rằng qua bài viết này, bạn có thể hiểu thêm và biết cách vận dụng, tính toán kích thước phù hợp phong thủy trong xây dựng nhà cửa của mình.