
Kiến Trúc Sư Phạm Hồng Quân
__
Hotline: 0931.921.921
Cam kết tư vấn miễn phí
- Tối ưu hoá không gian sử dụng
- Tiết kiệm chi phí và thời gian
- Không gian đẹp
- Bảo hành 5 năm – Bảo trì vĩnh viễn
- Hoàn tiền nếu không đúng mẫu
Biệt thự là loại hình nhà ở được nhiều người mơ ước sở hữu hiện nay. Tuy nhiên, thiết kế xây dựng nhà biệt thự cũng cần tuân theo một số tiêu chuẩn riêng để đảm bảo mang tới một không gian sống lý tưởng, hoàn hảo nhất. Vậy tiêu chuẩn thiết kế nhà ở biệt thự gồm những gì? Hãy cùng tham khảo ngay trong bài viết dưới đây.
Table of Contents
Biệt thự vẫn luôn được đánh giá là một trong những loại hình nhà ở cao cấp được dành cho tầng lớp thượng lưu giàu có. Do đó, từ tổng thể kiến trúc bên ngoài, cho đến đồ nội thất bên trong đều phải đạt tiêu chuẩn về thẩm mỹ, chất lượng, độ bền và tiện nghi tốt nhất.
Tìm hiểu Tcvn về thiết kế biệt thự
Loại hình biệt thự đã và đang ngày càng trở nên đa dạng hơn. Có rất nhiều kiểu biệt thự như: Biệt thự đơn lập, biệt thự song lập, biệt thự phố, biệt thự nhà vườn, biệt thự mini, biệt thự nghỉ dưỡng,… Tuy nhiên, dù là loại hình biệt thự nào cũng cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
Diện tích tối thiểu của biệt thự không vượt quá 50% diện tích khuôn viên đất và có ít nhất 3 mặt trông ra sân hoặc vườn.
Biệt thự có không gian sống rộng rãi và tiện nghi. Do đó, trong mỗi biệt thự thường được tích hợp nhiều không gian chức năng khác nhau. Trong đó, các không gian phổ biến không thể thiếu trong biệt thự gồm: phòng khách, phòng bếp ăn, phòng ngủ, phòng sinh hoạt chung, phòng làm việc, phòng thờ, khu vệ sinh,…
Ngoài ra, tùy thuộc vào điều kiện tài chính, nhu cầu sử dụng và diện tích đất của mỗi gia đình. Mà có thể có thêm nhiều không gian chức năng khác. Và mỗi không gian sẽ thường có những tiêu chuẩn thiết kế riêng.
Phòng khách là không gian sinh hoạt chung của gia đình. Và là nơi đón tiếp các vị khách đến chơi nhà. Do đó thiết kế nội thất phòng khách cần đảm bảo tính lịch sự, trang trọng. Đồng thời còn thể hiện được gu thẩm mỹ và cá tính của gia chủ.
Về diện tích: Diện tích tiêu chuẩn thiết kế nhà ở biệt thự cho không gian phòng khách thường khoảng từ 20 – 25m2 đối với biệt thự mini. Từ 25 – 30m2 đối với biệt thự thường và trên 40m2 đối với biệt thự có quy mô lớn (như dinh thự, lâu đài, villa).
Tiêu chuẩn thiết kế nhà ở biệt thự: phòng khách 20 – 25m2 đối với biệt thự mini. Từ 25 – 30m2 đối với biệt thự thường và trên 40m2 đối với biệt thự có quy mô lớn
Về thiết kế nội thất: Cách lựa chọn và bố trí nội thất phòng khách phải gắn liền với phong cách thiết kế tổng thể của căn biệt thự. Lấy ví dụ như căn biệt thự được thiết kế theo phong tân cổ điển. Thì phòng khách của gia đình cũng cần được thiết kế và trang trí theo phong cách này.
Ngoài ra, trong không gian này cũng không nên bày biện quá nhiều chi tiết dễ tạo cảm giác rối mắt. Thay vào đó hãy chưng bày những vật dụng nổi bật như tủ rượu, kệ trang trí, tranh ảnh,… để tạo nên tính thẩm mỹ cao cho căn phòng.
Phòng bếp trong nhà ở biệt thự thường được đặt tại một khu riêng. Nhưng vẫn thông với phòng ăn, phong khách. Để tiện cho việc sinh hoạt của cả gia đình.
Khu vực bếp nấu của biệt thự có thể thiết kế theo kiểu chữ U, chữ L hay chữ I. Tùy thuộc vào sở thích hay thói quen sử dụng của chủ nhà. Tuy nhiên, vẫn nên tuân thủ các quy tắc thiết về về tam giác hình học (bếp ga, chậu rửa, tủ lạnh) để thuận tiện cho việc sử dụng.
Ngoài ra, việc bố trí các đồ dùng nội thất trong không gian bếp nên được lựa chọn, sắp xếp khoa học. Để đảm bảo một không gian sạch sẽ, thoáng mát, dễ dàng thực hiện công việc bếp núc.
Không gian phòng ăn có thể tách riêng hoặc quy hoạch chung trong cùng không gian với phòng bếp. Thông thường, không gian phòng ăn thường được thiết kế rộng rãi và thoáng đãng. Có thể thiết kế view nhìn ra sân vườn thì càng tốt. Như vậy sẽ tạo cảm giác sang trọng và thoải mái, giúp bữa ăn trở nên ngon miệng hơn.
Tiêu chuẩn thiết kế nhà biệt thự
Thiết kế nội thất phòng ngủ Master là phòng ngủ chính trong ngôi nhà. Nó thường được thiết kế ở vị trí đắc địa nhất và thường là phòng dành cho chủ của căn biệt thự. Diện tích cho phòng ngủ Master trong tiêu chuẩn thiết kế nhà ở biệt thự thường có từ 25 – 36m2 hoặc rộng hơn tùy thuộc vào quy mô của ngôi nhà.
Bên trong phòng sẽ được thiết kế đầy đủ tiện nghi với giường ngủ, nhà vệ sinh khép kín, tủ quần áo, tủ trưng bày các sản phẩm thời trang cao cấp,… Ngoài ra còn có phòng thay đồ, bàn làm việc, tivi và nhiều tiện ích khác.
Không gian phòng ngủ Master
Khu vực phòng thay đồ bên trong phòng ngủ
Phòng ngủ thường hay phòng ngủ phụ, phòng cho khách sẽ có tích nhỏ hơn. Và thường được thiết kế tối giản hơn, không quá cầu kỳ như phòng ngủ chính. Bạn có thể lựa chọn giường ngủ loại 1.6m x 2m hoặc 1.2m x 2 m cho không gian này.
Không gian phòng ngru thường
Phòng ngủ của con cái không cần phải quá rộng nhưng cũng cần đầy đủ không gian cho con sinh hoạt và học tập. Trong phòng có thể đặt giường đơn hoặc giường đôi, tủ đựng quần áo, bàn học, tivi (có thể có hoặc không),… Để phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, học tập và giải trí của con trẻ.
Tiêu chuẩn thiết kế nhà ở biệt thự – phòng ngủ cho con gái
Ngoài ra, tùy thuộc vào phòng ngủ đó dành cho con trai hay con gái. Phòng dành cho trẻ nhỏ hay trẻ thành niên mà căn phòng cũng cần được thiết kế trang trí để phù hợp với sở thích và cá tính của trẻ.
Với những căn biệt thự tầng, cầu thang chính là kiến trúc không thể thiếu. Nó không chỉ giúp liên kết các tầng trong ngôi nhà. Mà còn đó còn góp phần tôn lên sự sang trọng, đẳng cấp cho không gian biệt thự.
Trong tiêu chuẩn thiết kế nhà ở biệt thự. Cầu thang có thể thiết kế linh hoạt theo từng kiểu bố cục của căn nhà. Tuy nhiên, thiết kế cầu thang cũng cần tuân thủ theo kích thước tiêu chuẩn trong xây dựng. Bạn có thể tham khảo các kích thước cầu thang trong bài viết sau đây.
Phòng Sinh Hoạt chung thường được thiết kế như một khu vực giải trí, đọc sách và trò chuyện của cả gia đình. Không gian này thường chỉ sử dụng vào buổi tối nên không nhất thiết phải quá lớn, thường chỉ cần 20 – 25m2.
Bạn có thể thiết kế một phòng sinh hoạt chung đơn giản với một bộ ghế sofa, ghế thư giãn. Thêm một chiếc tivi để giải trí hoặc bố trí một kệ sách để các thành viên có thể xem khi buồn chán.
Thiết kế phòng sinh hoạt chung
Phòng vệ sinh trong biệt thự chia làm hai loại là phòng vệ sinh chung và khu vực vệ sinh riêng. Trong đó, phòng vệ sinh riêng thường được thiết kế trong phòng ngủ của mỗi thành viên nhằm đảm bảo sự tiện ích nhất cho người dùng.
Tcvn về thiết kế biệt thự – Phòng tắm
Khu vệ sinh chung sẽ được thiết kế ở các khu vực công cộng gần phòng khách, phòng ăn chính, khu giải trí đa năng trong nhà. Các căn phòng vệ sinh công cộng này không cần phải quá rộng (khoảng 3-5m2 là đủ).
Còn nếu gia chủ muốn thiết kế khu tắm đặc biệt cho cả gia đình như phòng xông hơi, xông khô, bồn sục,… Thì nên được tổ chức và bố trí ở tầng trên cùng là hợp lý nhất.
Thiết kế phòng xông hơi thư giãn
Trong nhà biệt thự, phòng thờ thường được bố trí tại không gian tầng trên cùng của ngôi nhà. Tại vị trí hợp phong thủy so với tuổi mệnh của gia chủ.
Ngoài ra, tùy vào từng công trình nhà biệt thự khác nhau mà không gian nội thất phòng thờ sẽ có những phong cách thiết kế khác nhau. Tuy nhiên dù là phong cách thiết kế nào, không gian này cũng mang yếu tố trang nhã, uy nghiêm. Nhằm thể hiện lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên.
Tcvn về thiết kế biệt thự – Phòng thờ
Trên đây là một số tiêu chuẩn thiết kế nhà ở biệt thự mà bạn nên tham khảo. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết nhất. Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế thi công nhà biệt thự, hãy liên hệ ngay với Luxurious Design. Chúng tôi với hơn 10 năm kinh nghiệm thiết kế thi công nội thất, cam kết sẽ tư vấn các giải pháp thiết kế phù hợp, sang trọng, đẳng cấp và quyền quý cho khách hàng.
Công ty Cổ phần xây dựng và nội thất Âu Châu
Office: Tòa nhà Asuva – Số 9A, Đường Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội
Nhà máy: KCN Quất Động – Thường Tín – Hà Nội
Hotline: 0931.921.921 / 091.336.0056
Email: cskh.luxurious@gmail.com
> Xem thêm
> TOP 5 nội thất biệt thự hiện đại siêu sang xứng tầm đẳng cấp
Kích thước Tiêu chuẩn nội thất – Bí mật của các KTS
Tiêu chuẩn Thiết kế phòng Ngủ Khách Sạn 3 sao, 4 sao, 5 sao, 6 sao